Hoàn thiện nhân cách & kỹ năng
1/ Phát triển hành vi, ứng xử. Tự chăm sóc bản thân & môi trường:
Thông qua các hoạt động gần gũi với thiên nhiên như tưới cây, lau lá, làm vườn hay những hoạt động sinh vật học tìm hiểu các mẫu lá, cấu tạo cây…, trẻ hình thành tình yêu đối với môi trường sống và ý thức bảo vệ thiên nhiên xung quanh.
Ở trường mầm non Bảo Minh có rất ít các nội quy, thay vào đó chúng tôi giải thích cho trẻ các lý do tại sao phải làm việc theo cách đặc biệt, chú trọng đến việc trẻ phải quan tâm đến người khác và làm việc thế nào để chứng tỏ với người khác rằng chúng ta đang nghĩ về họ.
Các hoạt động Chăm sóc bản thân
– Thay đổi giày/ dép và đi vào chân.
– Mặc quần áo: Cách thức mặc quần áo, kéo khóa, cài khuy, ấn khuy bấm, cài khóa móc, đi tất, cởi hoặc buộc dây giày.
– Đánh bóng sạch sẽ đôi giày.
– Gấp quần áo, gấp khăn.
– Xỉ mũi, lau sạch mũi và ho, sau khi lau mũi vứt giấy lau bàn đúng chỗ.
– Đánh răng, rửa mặt bằng khăn, cắt móng tay và chải tóc.
– Đánh răng, rửa mặt bằng khăn, cắt móng tay và chải tóc.
– Rửa tay bằng xà phòng và lau khô sau khi rửa.
Các hoạt động Chăm sóc môi trường sống
– Lau bụi, quét, đánh bóng và làm sạch đồ vật.
– Sử dụng quần áo cỡ nhỏ và giặt sạch.
– Quét nhà và lau sàn nhà.
– Lau bàn và cất dọn ghế ngăn nắp, nhẹ nhàng (quan trọng là cầm đúng cách để đảm bảo an toàn cho bản thân và cho người khác).
– Chăm sóc vườn rau.
– Hái rau và trái cây từ vườn.
– Chăm sóc cây cảnh trong nhà (tưới cây, lau lá…).
– Gieo hạt và chăm sóc cây.
– Chăm sóc các con vật nuôi trong nhà và trong gia đình.
– Cất dọn đồ đạc ngăn nắp sau khi dùng (lấy ghế, bê ghế và cất ghế, cất dọn đồ chơi và đồ dùng).
2/ Rèn luyện tính độc lập cho trẻ:
Các kĩ năng chăm sóc bản thân cho phép trẻ tự mặc quần áo, đi giầy dép, làm vệ sinh cá nhân, học cách sử dụng các đồ dùng khác nhau, chuẩn bị và phục vụ thức ăn cho bản thân và người khác…, kĩ năng chăm sóc môi trường xung quanh cũng như các nhiệm vụ vệ sinh khác nhau giúp trẻ chăm sóc phòng ở và thu dọn đồ chơi cá nhân, cất dọn đồ dùng sau khi sử dụng đúng chỗ và ngăn nắp.
3/ Phát triển tính cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác:
Thông qua “công việc” mà trẻ làm, trẻ phát triển vận động tinh và vận động thô, sự phối hợp tay mắt, tính chuyên tâm và làm việc một cách chính xác. Mức độ phối hợp tay mắt đòi hỏi sự thành công trong việc đổ những hạt đậu không bị rơi vãi ra ngoài. Cân bằng hạt trên một chiếc thìa, cài được chiếc khuy áo, gắp thức ăn bằng đũa, ngoáy bột, đánh trứng hay đánh bông xà phòng…tất cả đòi hỏi sự khéo léo tuyệt vời và kĩ năng vận động tinh mạnh mẽ. Tất cả các hoạt động trong chương trình thực hành cuộc sống thực tế của mầm non Bảo Minh rèn luyện những cơ nhỏ của các ngón tay và sự phát triển kĩ năng vận động tinh và sự chính xác, chuyên tâm trong công việc